Theo quyết định được công bố chiều nay, đợt thanh tra này bao gồm các nội dung: thanh tra việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế và vật tư tiêu hao, đấu thầu thuốc tại Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và địa phương. Thời kỳ được thanh tra là từ 1-1-2014 đến 31-12-2018.
Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cũng cho biết có thể mở rộng thời gian được thanh tra tùy yêu cầu. Đoàn thanh tra bao gồm 16 thành viên, do ông Vũ Đức Tâm - phó vụ trưởng Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối ngành kinh tế (Vụ I, Thanh tra Chính phủ) - làm trưởng đoàn. Cuộc thanh tra sẽ kéo dài trong 80 ngày làm việc, kể từ 23-9.
Thanh tra Chính phủ cũng đã có quyết định thành lập tổ giám sát hoạt động thanh tra do ông Hoàng Đức Quỳnh - Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ - làm tổ trưởng.
Phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra, ông Trần Ngọc Liêm - phó tổng Thanh tra Chính phủ - cho biết đây là hoạt động nằm trong kế hoạch năm 2019 của Thanh tra Chính phủ, với 3 nội dung phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.
Ông Liêm yêu cầu đoàn thực hiện theo đúng kế hoạch, nội dung thanh tra, thực hiện nghiêm các quy định, quy chế thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, cần thực hiện công khai, minh bạch, công tâm, vì mục tiêu của Thanh tra Chính phủ là giúp Chính phủ nhìn nhận những bất cập, cần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, tránh thất thoát.
Ông Liêm cũng đề nghị Bộ Y tế (tham dự tại buổi công bố quyết định là Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn) hỗ trợ bằng cách cung cấp tài liệu, hồ sơ đầy đủ, kịp thời.
Trước đó, trong thời gian từ ngày 26-9-2017 đến 16-9-2019, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra việc cấp phép cho 10 loại thuốc giả tại Cục Quản lý dược, Bộ Y tế.
Kết luận thanh tra mới công bố tuần trước cho thấy Bộ Y tế và Cục Quản lý dược có thiếu sót trong việc để lọt lưới thuốc giả nguồn gốc Canada (thực chất là thuốc Ấn Độ) vào Việt Nam.
Tuần này, kim ngạch nhập khẩu trang thiết bị (TTB) y tế về Việt Nam tăng 51,3% so với tuần trước, đạt 28 triệu USD....
Ngày 28/12/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 49/2018/TT-BYT quy định về hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám,...
Công ty Cổ phần đấu giá OCD thông báo bán đấu giá tài sản vào ngày 6/3/2019 do Sở Tài chính thành phố Hà Nội ủy...
Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực y tế giữa các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tư nhân không chỉ dừng lại ở trang...
Kỳ này, nhập khẩu trang thiết bị (TTB) y tế về Việt Nam đạt khoảng 5.5 triệu USD. Trong đó Nhật Bản là thị trường...
MEK thành lập năm 1998, là công ty hàng đầu Hàn Quốc và Châu Á trong lĩnh vực ICU (thiết bị hồi sức cấp cứu), các...
Tại Gói thầu số 59 Cung cấp và lắp đặt thiết bị chẩn đoán hình ảnh, theo biên bản đóng thầu, có 13 nhà thầu đã...
MEK-ICS là một trong số ít công ty trên thế giới tự nghiên cứu giải pháp và phát triển công nghệ gốc cho tất...
Máy chụp X quang là một thiết bị sử dụng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh, phương pháp tạo ảnh là sử dụng tia X (tia roentgen) để xây dựng và tái tạo lại hình ảnh về cấu trúc...
Siêu âm (Ultrasound / Sonography) – là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, áp dụng phổ biến trong y tế, phương pháp tạo ảnh là sử dụng sóng siêu âm...
Các loại ống nghiệm dùng trong xét nghiệm lâm sàng : EDTA, Heparin, Serum Chimigly, Citrate
Choyte.com có nhận được câu hỏi của một bạn hỏi về cách tính thời gian sử dụng của một bình oxy y tế. Thực ra, vấn đề này cũng khá đơn giản nếu chúng ta nắm rõ được...
Một vấn đề rất nan giải mà hiện nay BYT vẫn chưa có thông tư nào hướng dẫn, quy định cách phân loại các Thiết bị, vật tư, hóa chất và sinh phẩm y tế ( dược phẩm có phân loại rất rõ ràng, khoa học ). Do tính phức...
Các hệ thống thông tin y tế HIS, RIS, LIS và PACS được triển khai ứng dụng rộng rãi và hiệu quả, xây dựng dựa trên tiêu chuẩn DICOM và HL7 nhằm hướng tới thống nhất về trao đổi và xử lý thông tin dữ liệu giữa các...